Phong cách Visual_novel

Đặc trưng của visual novel là các hộp thoại với sprite biểu thị cho người nói ở đây là Wikipe-tan. Đây là ví dụ tương tự như nhân vật mà người chơi sẽ tương tác hiển thị ra sao trong một visual novel thật sự, được tạo bằng game engine Ren'Py.

Visual novel (tiểu thuyết trực quan) đã phát triển nên một phong cách đọc có sự khác biệt với tiểu thuyết in trên giấy. Nhìn chung, các visual novel luôn được kể ở ngôi thứ nhất và đôi khi là ngôi thứ ba, và chỉ thể hiện theo góc nhìn của duy nhất một nhân vật. Một điều khá phổ biến khác là đơn vị phân đoạn của visual novel tính bằng ngày chứ không phải bằng chương/hồi, với công thức đơn giản là thức dậy vào buổi sáng và lên giường ngủ vào cuối ngày khi đã trải qua các sự kiện trong ngày hôm đó. Tất nhiên có nhiều ngoại lệ cho công thức khái quát này.

Trong một visual novel điển hình, hiển thị đồ họa bao gồm một tập hợp các khung nền chung (thông thường dùng làm nền của từng vị trí trong một trò chơi), với sprite (立ち絵, tachi-e?) nhân vật để chồng lên trên; góc nhìn luôn luôn xuất phát từ một người và không bao giờ nhìn thấy nhân vật nam chính, tức nhân vật đang vào vai. Khi mạch truyện tiến vào một khoảnh khắc quan trọng, một hình đồ họa đặc biệt gọi là event CG sẽ hiện ra thay thế; đây là những hình ảnh chi tiết hơn, được vẽ cẩn thận chỉ dành riêng cho một cảnh chứ không phải vẽ lại từ những cảnh nền đã sử dụng trước đó, và thường được dùng dưới góc độ điện ảnh hơn, có thể bao gồm cả nhân vật nam chính. Những event CG có thể xem lại vào bất kỳ thời điểm nào khi người chơi đã "mở khóa" bằng cách tìm kiếm chúng trong quá trình chơi; điều này giúp tạo ra động lực để chơi lại tác phẩm và cố gắng đưa ra những quyết định điều hướng cốt truyện khác nhau, vì thông thường không thể xem được toàn bộ event CG nếu chỉ hoàn thành visual novel một lần duy nhất.

Người chơi đọc văn bản như đang xem một cuốn tiểu thuyết, được gói gọn trong một khung thoại nằm ở phần dưới màn hình game. Một số ít visual novel có lồng tiếng đầy đủ (bao gồm nhân vật nam chính) có tùy chọn ẩn hoặc hiện khung thoại này. Tuy nhiên trong nhánh ADV game, khung thoại thường che phủ toàn bộ màn hình, mặc dù nhiều NVL game ngày nay đôi khi cũng sử dụng cách thể hiện này ở một vài phân đoạn.

Đến đầu những năm 1990, phần lớn các visual novel đã sử dụng đồ họa điểm ảnh. Điều đó đặc biệt phổ biến trên hệ NEC PC-9801, trong đó thể hiện những gì được xem là đồ họa điểm ảnh xuất sắc nhất trong lịch sử trò chơi video, ví dụ nổi tiếng nhất là Policenauts vào năm 1994.[8] Cũng có thêm một số visual novel sử dụng hình thật hay các đoạn video ngắn, chẳng hạn như dòng game Sound Novel của Chunsoft. Tác phẩm thành công nhất của dòng này có thể kể đến Machi, một trong những trò chơi nổi tiếng nhất Nhật Bản, được xếp hạng #5 trong một khảo sát vào năm 2006 dành cho độc giả Famitsu về tốp 100 game của mọi thời đại. Trò chơi trông hệt như một bộ phim truyền hình do diễn viên thật thủ vai, nhưng cũng cho phép người chơi khám phá theo góc nhìn của nhiều nhân vật và từ đó ảnh hưởng đến hệ quả sau này. Một ví dụ cũng rất thành công khác là 428: Fūsa Sareta Shibuya de, đã nhận được số điểm tuyệt đối 40/40 của tạp chí Famitsu.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Visual_novel http://www.animenewsnetwork.com/pressrelease.php?i... http://2.bp.blogspot.com/_kGAOBLrWIr4/TUgMtkSB28I/... http://edition.cnn.com/2010/WORLD/asiapcf/03/30/ja... http://gs.dengeki.com/ranking/index.html http://news.dengeki.com/elem/000/000/113/113442/ http://www.destructoid.com/blogs/ParaParaKing/428-... http://www.destructoid.com/to-those-of-you-that-as... http://www.developmag.com/news/29489/Lost-Odyssey-... http://www.famitsu.com/news/201112/30007900.html http://www.gamasutra.com/view/feature/3719/definin...